Trang trại ĐẠI SƠN chuyên cung cấp Heo Rừng giống thuần chủng. Heo Bố 100% rừng Việt Nam, Heo Mẹ rừng Thái Lan, Heo thịt Cung cấp tại khu vực Phía Bắc. Địa Chỉ: Thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang.Điện thoại: 0904.77.43.70 / 0983.99.79.68

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009

KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG

I. Giống và đặc điểm giống

Tên gọi: Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt Nam. Heo rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn.

Vóc dáng:

Heo rừng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn. .. Vai thường cao hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ.
Sinh trưởng phát triển và sinh sản:

Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5-10 con, lứa đầu (con so) 3-5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7-10 con). Trọng lượng heo sơ sinh bình quân 0,5-0,9 kg/con. Heo con có bộ lông sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi heo con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa. Trọng lượng bình quân lúc trưởng thành, con đực nặng 80- 100 kg, con cái nặng 50-70 kg...

Heo rừng 7-8 tháng tuổi, thể trọng 30-40 kg (với heo cái có thể cho phối giống, heo đực giống có thể cho phối giống trễ hơn 1 -2 tháng). Thời gian mang thai cũng như heo nhà (khoảng 114-115 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 1 - 2 giờ. Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người.

II. Chọn giống và phối giống

Chọn giống:

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng SX...) và qua đời sau.

Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:

Chu kỳ động dục của heo rừng là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy theo giống, tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực tiếp xúc với heo cái. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu.

III. Chuồng trại

Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng để bố trí chuồng trại. Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt để nuôi. Chỗ nuôi nên có nguồn nước sạch, không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú và giữ được độ ấm thích hợp cho heo rừng.

Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.


Ta có thể nuôi heo rừng theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100 m2 (tùy theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20-30 m2 nuôi khoảng 4-5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40-50 m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10 m2. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%... đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa...

Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (2 đực/8 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50-100 m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20-30 m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40-50 m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10 m2...

IV. Thức ăn và khẩu phần thức ăn

Bao gồm, thức ăn thô xanh (các loại cỏ, cây, mầm cây, rễ cây ), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn...

Khẩu phần thúc ăn cho heo rừng thông thường: 70% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 30% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu . . . Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại.

Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g . . . đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20- 25 gam/con/ngày.
Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy...
Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống...

V. Chăm sóc nuôi dưỡng

Heo đực giống:

Có ý nghĩa quan trọng trong việc gây đàn. Quản lý và chăm sóc tốt 1 heo đực có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, 1 -2 quả trứng gà, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do . . .

Heo cái giống:

Heo rừng mắn đẻ và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bày khi con lớn. . .
Heo rừng sinh sản tự nhiên quanh năm. Thời gian mang thai cũng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) thì đẻ.

Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả hạt ngũ cốc các loại. . . có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa . . .

Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại... Khi heo con được 1,5-2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.

Heo con:

Heo con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15- 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây: Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống . . .

Heo sơ sinh có thể đạt 300- 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 25-30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25- 30 kg và bán thịt.Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, cảng tốt, chậm nhất 1 -2 giờ sau khi sinh. Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.

VI. Công tác Thú y

Heo rừng là động vật hoang dã mới được thuần hóa, nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng cũng thường bị một số bệnh như Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh thông thường khác...

Bệnh về đường tiêu hoá (như sình bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn...): Khi heo rừng mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu cho uống hay chích hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng và không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc. . .

Chấn thương cơ học: Chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước và sau khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline hoặc (Peniciline + Streptomycine) . . . Da heo rừng có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành.

Sưng phổi: Heo bị sưng phổi thường sốt cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp.

Táo bón: Có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng...
Ký sinh trùng đường ruột: Heo bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán lãi cho heo.
Ký sinh trùng ngoài da: Ve (bét), mò, ghẻ, ruồi muỗi... bám trên da hút máu và truyền bệnh ít khi xảy ra. Do đặc tính hoang dã nên heo rừng không sợ muỗi hay côn trùng khác tấn công. Tuy nhiên, khi heo bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta có thể dùng thuốc sát trùng bôi hay xịt đều có tác dụng tốt. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh sạch sẽ.

Giá trị và thị trường:

Giống heo này có những ưu việt: Thịt thơm ngon rất đặc trưng, da mỏng và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao... Chi phí đầu tư thấp, tiêu tốn thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh...

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, TPHCM, Bắc Giang... đã tổ chức nhập khẩu heo rừng Thái Lan, Malaixia... về nuôi ở Việt Nam, tổ chức nhân thuần và lai tạo heo rừng, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao

heorungvn@hotmail.com
Báo Nông nghiệp số 57 ra ngày 20/3/2007

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

HEO RỪNG

1. Một vài Đặc điểm sinh học của Heo Rừng (lợn rừng)


Do lợn rừng phân bố trên phạm vi rất rộng, điều kiện sống rất khác nhau (khí hậu, thức ăn…) nên tuy cùng gọi là lợn rừng, nhưng chúng có sự khác biệt về mầu sắc lông, độ to nhỏ, sức lớn, sức sinh sản… Lợn rừng châu Âu có tầm vóc khá hơn lợn rừng châu Á, có con nặng tới 200-300kg, cao tới 90-100cm, thân dài 150-160cm. Còn lợn rừng châu Á thường nặng 100-150kg, thân dài 120-140 cm. Cả hai loại lơn rừng châu Âu và lợn rừng châu Á phần lớn có màu da lông đen hoặc nâu xám; lông da khô; lông gáy dài và cứng. Lợn đực khi trưởng thành có răng nanh rất phát triển. Răng nanh hình tam giác

màu trắng ngà. Đầu răng nanh nhọn, cong vểnh lên ở hai bên mép.


Qua tài liệu và quan sát thực tế chúng ta thấy lợn rừng khi mới sinh ra hầu hết có màu lông nâu vàng và có những sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Chúng trông giống sọc của quả dưa. Các vệt sọc này thường mất dần sau khi lợn được trên 4-5 tháng tuổi. Có con tới 7 tháng

tuổi mới trở lại màu đen nhạt hoàn toàn. Điều đặc biệt ở lợn rừng là vị trí của lỗ chân lông. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào một chỗ như khóm lúa. Khi cạo lông đi chúng xuất hiện rất rõ. Đây là điểm phân biệt rõ nhất với thịt lợn nhà. Lợn rừng thường có từ 8-10 vú, hiếm thấy có lợn trên 12 vú. Và cũng như lợn nhà, lợn rừng cái 6-7 tháng tuổi đã bắt đầu động dục. Động dục của lợn rừng cái thầm lặng hơn lợn nhà. Chúng thường ít kêu rống, thích nằm một chỗ. Âm hộ xưng tấy màu đỏ (lúc đầu) rồi chuyển sang tím tái (vài ngày sau). Quá trình động dục 3-4 ngày và nếu thấy không được phối giống thì 20-22 ngày sau lại xuất hiện lần động dục mới (giống như lợn nhà). Nếu trong quá trình động dục, lợn cái nào “may mắn” gặp được lợn đực phối giống có kết quả thì nó trở thành lợn mang thai. Thời gian mang thai (thời gian chửa) cũng tương tự như lợn nhà: 112-116 ngày. Gần tời ngày đẻ, lợn có thai thường tự tìm hoặc tạo ra hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ khô… để tự làm tổ đẻ.


Các hang đất hoặc hố đất ấy thường ở nơi kín đáo, tĩnh mịch, ấp áp và khô ráo. Đây là chổ để chúng bảo vệ đàn con. Nếu đất pha cát thì thích hợp nhất để lợn cái đào làm hố đẻ. Chúng rất hung dữ khi bảo vệ đàn con. Lợn mẹ không muốn con người và các động vật khác biết được ổ đẻ của nó.

Do cuộc sống hoang dã, lợn rừng có tốt độ lớn chậm, có khi 1 năm tuổi chúng mới chỉ nặng được 30-40kg. Nhiều con lợn cái động dục và phối giống lần đầu ở 7-8 tháng tuổi và chỉ nặng trên duới 20kg. Vì vậy, lợn rừng thường có số con đẻ ra mỗi lứa thấp, từ 5-8 con. Lợn con thường được lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi chúng lại tiếp tục mang thai. Thời gian này có khi kéo dài 3-4 tháng. Thường lợn rừng đẻ 2 lứa/năm.

Cũng do cuộc sống hoang dã trong rừng, nên chúng có thân hình hẹp, da dày, bụng gọn, chân cao, chắc, đi đứng trên 8 ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình lợn rừng rất thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế… dưới đất làm thức ăn. Mõm lợn rừng nhọn, thẳng và chắc. Nó rất phù hợp với việc đào hang hốc để ẩn náu, che mưa, che nắng… lợn rừng cũng rất dễ bị “giật mình” mỗi khi có tiếng động lạ, tiêng người lạ… nó thích được chạy nhả tự do thoả mái trên các bãi rộng rãi, có cây bóng mát. Vào những ngày nóng nực, lợn rừng cũng ưa được đầm tắm ở suối hoặc các vũng nước.


Do nguồn thức ăn của lợn rừng chủ yếu là lá cây, quả, củ và tính hiếu động của chúng nên thịt của chúng rất nạc, da dày nhưng rất giòn. Đó là nguồn thực phẩm rất hấp dẫn đối với người tiêu dùng hiện nay.

Các đặc điểm sinh học kể trên cần được lưu tâm khi tiến hành nuôi lợn rừng.


2. Kỹ thuật nuôi


2.1 Chuồng trại


Nên chọn chỗ đất cao và thoát được nước để tổ chức nuôi lợn rừng. Không bố trí nuôi ở những nơi thấp, trũng nước hoặc khó thoát nước. Nếu chỗ nuôi đất thịt pha cát thì càng tốt.

Nguồn nước gần chỗ nuôi nên phong phú. Nó phải là nguồ nước ngọt, sạch và có thể chủ động sử dụng quanh năm. Nó không những cung cấp đủ nước cho vật nuôi mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi lợn rừng. Có nước để tưới, các loại thức ăn và cây che bóng mát cho lợn rừng dẽ sinh trưởng tốt, môi trường nuôi chúng sẽ giũ được độ ẩm thích hợp. Vì vậy, cần quan tâm đến nguồn nước gần khu nuôi.


Không nên tận dụng các khu đât đã nuôi lợn nhà hoặc các địa điểm gần khu nuôi lợn nhà để xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng. Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể lây sang lợn rừng. Vì vậy, ta nên bố trí ở một địa điểm mới, cách ly với những chuồng trại có sẵn. Mặt khác, khu nuôi lợn rừng càng vắng vẻ, càng yên tĩnh càng tốt. Lợn rừng rất thính tai. Chúng rất hoảng sợ khi có tiếng động gần nó. Sự hoảng hốt là bản năng của những loài động vạt phải sống gần kẻ thủ trong điều kiện tự nhiên. Vì vậy, ta nên tránh làm cho chúng bị hoảng loạn và luôn phải ở tư thế tìm cách chạy trốn. Chỗ nuôi càng im ắng càng tốt. Nên bố trí nó ở xa khu vực dân cư và xa cả đường quốc lộ nữa.


Nơi nuôi lợn rừng cũng cần được chiếu sáng đầy đủ. Không nên nuôi trong các chuồng được che đậy kín đáo như kiểu nuôi lợn nhà. Nó cần nơi nào vừa được râm mát, vừa được chiếu sáng mặt trời. Như vậy, khu nuôi chúng phải có chỗ được che (hoặc có tán cây che phủ) và có chỗ được chiếu sáng tự nhiên để chúng sưởi nắng. Vì vậy, ta nên bố trí chiều dài của chuồng theo hướng Đông – Tây.


Ta cần dự trù diện tích khu nuôi để khi muốn mở rộng ta không phải di chuyển đi chỗ khác. Do đó, ngay ở khu nuôi phải có đất dự phòng. Đàn lợn sinh sôi rất nhanh, cần phải mở rộng dần khu nuôi. Mặt khác cần nắm vững các tập tính của lợn rừng đẻ kiến tạo khu nuôi cho phù hợp.


2.2. Thức ăn để nuôi lợn rừng


Lợn rừng vốn là loại vật sống hoang dã trong rừng và tự đi tìm kiếm thức ăn, nước uống. Hơn nữa, do đặc điểm của giống loài cộng với cuộc sống hoang dã qua nhiều thế hệ đã tạo cho lợn rừng có cấu tạo về hình dáng bên ngoài rât thích hợp với việc tìm kiếm, đào bới thức ăn. Chúng có mõm dài, chân cao, chắc, khoẻ, da dày, bụng gọn, răng cứng và khoẻ... ngoài ra, lợn rừng có dạ dày và hệ thống tiêu hoá “cực kỳ tốt” nên nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn, như thân, lá cây non, các loại rễ, các loại củ, các lại rau cỏ, các loại trái cây rụng trên mặt đất, ốc bươu vàng... nó có thể ăn rất ngon lành thân lá cây chuối, quả chuối, giun đất, bọ chiếu, bọ ngựa, dế, châu chấu, cào cào.... các loại côn trùng. Lợn rừng ăn và tiêu hoá tốt tất cả những con thằn lằn, kỳ nhông, trứng kiến... và cả vô số các con vật khác mà nó kiếm được. Thậm chí, xác cây, xác động vật chưa thối rữa hết lợn rừng cũng ăn và tiêu hoá bình thường. Với nền thức ăn như vậy và đôi khi cũng được bổ sung thêm một số thức ăn nhưng nói chung, lợn rừng lớn chậm. Lợn nái đẻ lứa thưa và số con mỗi lứa ít. Tuy nhiên, chất lượng thịt của chúng lại ngon.


Qua thực tế, các trang trại đã nuôi lợn rừng ở trong và ngoài nước ta thấy: thức ăn nuôi lợn rừng rất phong phú, dễ kiếm, giá thành thấp và chủ yếu là các loại thân, lá, củ, quả... sẵn có trong tự nhiên. Hầu hết các trang trại nuôi lợn rừng đều trồng chuối, trông cỏ, sản xuất rau muống, lá sắn, rau cải, rau lấp... để có thức ăn thô xanh quanh năm cho lợn rừng


Để lợn rừng có thể lớn nhanh hơn, sinh đẻ tốt hơn người ta đã tập cho lợn rừng làm quen với các loại thức ăn ít chất xơ như bột tấm gạo, cám, bột ngô, bột đậu tương, đậu mèo, củ khoai lang, cơm và thức ăn thừa... được nấu lên rồi trộn với rau, bèo, thân lá để cho lợn ăn.


Nhiều trại nuôi lợn rừng ở Thái Lan và Việt Nam vẫn sử dụng các loại thân lá, rau, bèo và các loại củ quả, ngô, đậu, khoai, sắn....có sẵn trong địa phương để làm thức ăn cho lợn rừng. Như vậy, với nguồn thức ăn này sẽ tránh được hiện tượng lợn rừng tích mỡ, làm tăng chất lượng thịt của lợn rừng.


Có thể bố trí lợn rừng được ăn hai bữa chính. Ngoài ra, ta có thể cho chúng ăn thêm rau, cỏ, bèo tây, thân cây chuối thái nhỏ…


Vì chỗ nuôi có khi là cả một bãi rộng, cây cối rậm rạp nên khi đưa thức ăn tới ta nên gây phản xạ có điều kiện bằng cách gõ kẻng hoặc vỗ tay. Lợn sẽ quen dần với các tín hiệu này để biết đường mò về ăn.

Như vậy, thức ăn của lợn rừng chủ yếu là rau, bèo, cỏ, thân lá khoai, sắn, củ, quả... và các loại gạo, bột ngô, cám, sắn.. Chính vì vậy, chi phí về thức ăn để nuôi lợn rừng rất thấp (khác hẳn với nuôi lợn nhà, lợn công nghiệp).


2. 3. Kỹ thuật nuôi


2.3.1 Lưu ý khi nhập lợn rừng về nuôi trong trang trại.


Chỉ sau khi đã chuẩn bị chuồng trại chắc chắn, rộng rãi, có nhiều cây bóng mát... có nguồn thức ăn phong phú, nhất là các loại rau, cỏ tự nhiên... thì mới nhập lợn rừng về nuôi.Tuỳ theo điều kiện cụ thể và đồng vốn mà ta mua lợn rừng về nuôi, có thể là lợn giống bố mẹ hoặc lợn hậu bị (lợn chưa phối giống) hay lợn nuôi thịt. Nếu mua để tăng đàn thì không nên nhốt chung ngay với đàn cũ, mà nên nhốt hoặc thả riêng để theo dõi, chọn lọc, phòng bệnh (tiêm phòng, tẩy giun sán). Sau quảng 3-4 tuần, chúng quen với nơi ở mới, khoẻ mạnh và ăn uống bình thường thì mới cho nhập vào đàn cũ. Còn nếu lần đầu tiên mua lợn rừng về nuôi thì nên đưa lợn vào từng chuồng rộng rãi, phân theo từng loại lợn (to, nhỏ, đực, cái), trong từng ô chuồng phải có sẵn máng uống nước, thức ăn xanh (cỏ, lá mà lợ rừng thích ăn). Lúc mới về chuồng trại mới, lợn rừng còn hoảng sợ, chưa muốn ăn, thường chạy trốn, đào bới nền chuồng, tìm nước uống. Sau một vài ngày, lợn mới quen dần.


2.3.2 Nuôi lợn rừng sinh sản


Với lợn cái giống, nên chọn lợn con được sinh ra từ những lợn mẹ đẻ nhiều con và lợn con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, có màu lông đen hoặc nâu xám, lưng thẳng và dài, phần vai dày, mông rộng. Còn với lợn đực giống, nên chọn những con có thân hình dài, mông vai nở nang, chân cao, b

ụng gọn, mắt sáng tinh nhanh, càng hoang dại càng tốt.


Việc chọn lợn rừng để làm lợn bố mẹ, nếu được tuyển chọn tiếp tục ở vào giai đoạn lợn 15-20kg/con và giai đoạn sau 30-35kg/con thì càng tốt. Sau đó, ta vẫn tiếp tục nuôi cho

đến khi lợn đạt từ 40-60kg/con, tương ứng với lợn ở 7-8 tháng tuổi. Lúc này, lợn đã ở tuổi “dậy thì” và ta chuẩn bị cho phối giống.


Thứ Hai, 2 tháng 3, 2009

Chăn nuôi heo rừng quy mô trang trại/hộ gia đình


1. Chi phí thức ăn

Chi phí thức ăn (tính tại địa bàn ngoại thành Hà Nội): 5000đ/con/ngày: nếu bạn có đất trồng rau lang, sắn, chuối, bèo tây, cỏ sữa, cỏ voi, thân ngô, ngọn mía ... thì bạn có thể tiết kiệm được 70% chi phí thức ăn. Khẩu phần ăn của heo rừng 70% là chất sơ, ngoài ra bạn có thể cho ăn thêm bã rượu sau khi nấu cũng rất tốt về đường ruột.

2. Chi phí chuồng trại

+ Lưới B40 loại 3,5-4ly: bạn có thể tham khảo tại các cửa hảng sắt. Diện tích chuồng kích thước 10mx15m,

+ Gạch xây cao hơn mặt đất từ 20-30cm tùy điều kiện (để bảo vệ lưới được lâu, tránh mục, bị đào bới bởi heo rùng…)

+ Trong khuôn viên 10mx15m xây 3 – 4 ô nhỏ diện tích từ 3-5m2 để heo mẹ khi đẻ ở nuôi con trong vòng 2 tháng: xây cao 1,2m và lợp bằng rơm, lá cọ...). Nên trồng cây bóng mát trong từng chuồng

+ Máng cho heo ăn: có thể xây bằng xi măng, vỏ lốp ô tô cũ…

3. Chi phí quản lý

+ Bạn có thể tự tính dựa theo mức giá của địa phương. Một người có thể chăm sóc được <500>4. Sinh sản

Sau 2 tháng là heo mẹ cai sữa, lúc này heo con được 4-6kg. sau 6 tháng là có thể đi giống và 1 năm sinh 2 lứa, mỗi lứa được 4-6 con cho năm đầu. sang năm thứ 2 thì số con có thể từ 6-9 con. Một năm trung bình heo rừng đạt 40-60kg hơi.

Qua tài liệu và quan sát thực tế chúng tôi thấy heo rừng khi mới sinh ra hầu hết có màu lông nâu vàng và có những sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Chúng trông giống sọc của quả dưa. Các vệt sọc này thường mất dần sau khi heo được trên 4-5 tháng tuổi. Có con tới 7 tháng tuổi mới trở lại màu đen nhạt hoàn toàn. Điều đặc biệt ở heo rừng là vị trí của lỗ chân lông. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào một chỗ như khóm lúa. Khi cạo lông đi chúng xuất hiện rất rõ. Đây là điểm phân biệt rõ nhất với thịt heo nhà.

Heo rừng thường có từ 8-12 vú, hiếm thấy có heo trên 12 vú. Và cũng như heo nhà, heo rừng cái 6-7 tháng tuổi đã bắt đầu động dục. Động dục của heo rừng cái "thầm lặng" hơn heo nhà. Chúng thường ít kêu rống, thích nằm một chỗ. Âm hộ xưng tấy màu đỏ (lúc đầu) rồi chuyển sang tím tái (vài ngày sau). Quá trình động dục 3-4 ngày và nếu thấy không được phối giống thì 20-22 ngày sau lại xuất hiện lần động dục mới (giống như heo nhà). Nếu trong quá trình động dục, heo cái nào “may mắn” gặp được heo đực phối giống có kết quả thì nó trở thành heo mang thai. Thời gian mang thai (thời gian chửa) cũng tương tự như heo nhà: 112-116 ngày. Gần tời ngày đẻ, heo có thai thường tự tìm hoặc tạo ra hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ khô… để tự làm tổ đẻ (trong điều kiện tự nhiên)…..

TRANG TRẠI ĐẠI SƠN

TRANG TRẠI ĐẠI SƠN CHUYÊN CUNG CẤP HEO RỪNG GIỐNG. CÁ NHÂN/TỔ CHỨC QUAN TÂM XIN LIÊN HỆ:

Chú Dinh - ĐT: 0904.77.43.70/ 0983.99.79.68
EMAIL: HEORUNGVN@HOTMAIL.COM
WWW.WEBHEORUNG.COM
WWW.HEORUNGVN.BLOGSPOT.COM

Giới thiệu về tôi

Hanoi, Vietnam
Trang trại ĐẠI SƠN chuyên cung cấp Heo Rừng giống. Tư vấn, hướng dẫn xây dựng chuồng trại và chăm sóc heo rừng (tham quan thực tế tại trại, miễn phí ăn ở cho khách hàng ở xa). Cá nhân/Tổ chức quan tâm tới giống heo rừng xin liên hệ: Điện thoại: 0904.77.43.70/ 0983.99.79.68 / Email: heorungvn@hotmail.com